Giải pháp hội nghị truyền hình

Viễn Thông Tia Sáng cung cấp giải pháp & Lắp đặt

– GIẢI PHÁP HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH
– HỆ THỐNG ÂM THANH HỘI THẢO
– HỆ THỐNG HỌP TRỰC TUYẾN

Hệ Thống hội nghị truyền hình là gì ?

Hệ thống hội nghị truyền hình là giải pháp quan trọng để hỗ trợ cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Nó được tạo thành từ các thiết bị được thiết kế để đáp ứng các mục đích sử dụng trong các cuộc họp, thuyết trình, trao đổi, và giúp cho sự tương tác giữa các thành viên trong buổi họp được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Việc sử dụng hệ thống âm thanh phòng họp này giúp cho buổi họp trở nên chuyên nghiệp và đóng góp vào thành công của cuộc họp. Hiện nay, các thiết bị âm thanh này được đầu tư phổ biến tại các cơ quan, công sở.

Viễn Thông Tia Sáng có thể cung cấp các giải pháp âm thanh phù hợp với từng nhu cầu và tính chất của cuộc họp.

Các giải pháp nghe nhìn EV tích hợp

Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống hội nghị truyền hình

Việc lắp đặt âm thanh phòng họp, hội nghị, hội thảo hiện nay rất được các đơn vị nhà nước, công ty hay doanh nghiệp chú trọng. Với đặc điểm và thiết kế riêng biệt, mỗi bộ âm thanh sẽ cho hiệu quả sử dụng khác nhau. Song khi lắp đặt bạn cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản:

1. Gồm đầy đủ các thiết bị tiêu chuẩn phục vụ phòng họp

Bộ thiết bị âm thanh hội thảo phòng họp tiêu chuẩn phải có (loa, Micro, Amply, bộ xử lý). Đây là thiết bị cơ bản nhất mà khi lắp đặt cần có. Ngoài ra những hệ thống lớn hoặc cần họp trực tuyến, hội nghị đa ngôn ngữ sẽ cần dùng thêm các thiết bị chuyên dụng khác.

2. Chất lượng thiết bị đảm bảo

Dàn âm thanh hội thảo phòng họp cần đảm bảo hoạt động tốt, ổn định, tương tác hiệu quả và đòi hỏi chúng phải phối ghép với nhau thực sự tốt. Điều này giúp cho hiệu quả truyền tín hiệu âm thanh đạt chất lượng cao.

3. Lắp đặt thiết bị âm thanh an toàn, có thẩm mỹ

Một bộ âm thanh có thể đưa vào sử dụng hiệu quả phải đảm bảo chuẩn xác về yếu tố kỹ thuật đồng thời đảm bảo tốt về cả yếu tố thẩm mỹ. Đi dây chính xác giúp kết nối tương tác tốt và tín hiệu âm thanh chuẩn xác, khi có sự cố cũng dễ dàng phát hiện và sửa chữa.

4. Thiết bị đảm bảo đáp ứng tốt các chức năng chuyên biệt

Yếu tố này tập trung vào hệ thống Micro. Mỗi Micro cần đảm bảo được chức năng chuyên biệt khi sử dụng. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị số lượng Micro phù hợp với số lượng người tham dự để đảm bảo ai cũng có thể phát biểu, thể hiện sự tôn trọng với người tham dự.

5. Lựa chọn theo chi phí

Hiện nay thị trường có vô vàn các loại thiết bị âm thanh cũng như thương hiệu khác nhau. Vì vậy mà mức giá cũng không hề cố định. Bạn nên xác định chi phí để lắp đặt là bao nhiêu để lựa chọn cho mình thiết bị âm thanh phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng.

6. Lựa chọn theo thương hiệu

Cách tiếp theo để lựa chọn thiết bị âm thanh hội thảo phòng họp chính là chọn theo thương hiệu. Thiết bị âm thanh đến từ Bosch, TOA, HiVi hay thiết bị hội nghị như: MAXHUB, Logitech, Aver,… là những cái tên được nhiều đơn vị lựa chọn và đánh giá cao nhất hiện nay mà bạn có thể lựa chọn.

7. Lựa chọn theo nhu cầu

Bạn cần biết rõ nhu cầu của mình là gì mới đưa ra được quyết định sáng suốt nhất. Đầu tiên cần xác định không gian sử dụng, lắp đặt âm thanh phòng họp, hội nghị. Diện tích cũng là yếu tố quyết định đến công suất mà thiết bị nên có. Từ việc xác định nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lập được kế hoạch, dự trù các mức chi phí liên quan và dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp.

8. Số người tham gia cuộc họp

Việc xác định được số lượng người sẽ tham dự cuộc họp, hội nghị khá quan trọng. Nó giúp bạn có kế hoạch tổ chức cũng như lựa chọn thiết bị âm thanh phù hợp.Nếu cuộc họp có nhiều người tham gia thì sẽ cần đến nhiều thiết bị âm thanh như Micro, loa, amply,…và ngược lại nếu ít người tham gia thì số lượng thiết bị này cũng sẽ giảm đi giúp bạn có được giải pháp âm thanh hội nghị / hội thảo tối ưu nhất.

Lưu bản nháp tự động

3/1/2024 Tia Sáng thi công phòng họp | Gò vấp

Quy trình làm việc tại Viễn Thông Tia Sáng

1. Khảo sát và tìm hiểu nhu cầu khách hàng

2.Tư vấn giải pháp, lập bản vẽ thiết kế, lập dự toán

3. Trình bày chủ đầu tư phê duyệt bản vẽ thiết kế và dự toán

4. Ký kết hợp đồng và Triển khai thi công lắp đặt các hệ thống thiết bị

5. Giám sát, kiểm tra chất lượng thi công và tiến độ

6. Hoàn thành thi công, vận hành thử hệ thống, khắc phục hoàn chỉnh hệ thống và kiểm tra chất lượng

7. Đào tạo, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ

8. Nghiệm thu bàn giao sử dụng, lập hồ sơ thanh toán, hồ sơ chất lượng KCS và bản vẽ hoàn công

 Thông tin liên hệ:

 Để lại thông tin lên hệ:





    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0913.615.148Zalo