Cách lắp đặt hệ thống âm thanh nổi

Cách lắp đặt hệ thống âm thanh nổiHệ thống âm thanh nổi sẽ bao gồm nhiều thiết bị, việc bố trí hợp lý các thiết bị này sẽ giúp người dùng có được những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời. Hãy cùng vienthongtiasang tìm hiểu cách lắp đặt hệ thống âm thanh nổi chuẩn nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Âm thanh nổi là gì?

Âm thanh nổi (Stereo Sound) là hệ thống bao gồm hai loa tạo âm không định hướng, có thể bổ sung thêm loa trầm phụ thứ ba hỗ trợ tái tạo âm thanh tần số thấp. Hệ thống âm thanh nổi được ứng dụng để chơi game, nghe nhạc, ghi âm trong phòng thu và thậm chí trong các buổi hòa nhạc.

Đặc điểm nổi bật của hệ thống âm thanh nổi là sự phân chia thành hai kênh âm thanh, thường là kênh trái (left) và kênh phải (right). Mỗi kênh đảm nhận vai trò truyền âm từ một hướng riêng biệt và bạn sẽ có cảm giác âm thanh đang luân chuyển từ hai phía. Sự đặc biệt này giúp người nghe hòa mình vào giàn giao hưởng, cảm nhận rõ nét âm thanh phát ra từ mỗi nhạc cụ khi nghệ sĩ đang biểu diễn.

Cách lắp đặt hệ thống âm thanh nổi
Mô phỏng âm thanh nổi

Hệ thống âm thanh nổi gồm những gì?

Hệ thống âm thanh nổi gồm nhiều thiết bị âm thanh khác nhau, tùy theo nhu cầu, sở thích, trong đó không thể thiếu:

  • Loa âm nhạc: Là thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống âm thanh nổi, thực hiện nhiệm vụ khuếch đại âm thanh tới người nghe, ít nhiều tác động tới sự thành công của hệ thống. Loa trong hệ thống âm thanh nổi có thể là loa karaoke, loa hi-end, loa bookshelf,…
  • Bộ khuếch đại: Giúp cho âm thanh mượt mà, không bị nhiễu, rè hay hú nhờ mạch xử lý âm thanh; đồng thời tăng cường khả năng xử lý âm thanh trước khi đưa ra loa. Bộ khuếch đại âm thanh bao gồm cục đẩy, amply đèn, amply nghe nhạc,…
  • Loa siêu trầm/loa sub: Loa siêu trầm/loa sub sẽ giúp tăng tối đa âm trầm giúp âm thanh phát ra mượt mà, rõ ràng và chân thực hơn. Thiết bị này có học không có trong hệ thống âm thanh nổi.
  • Nguồn âm thanh: Âm thanh nổi có thể được phát ra từ các thiết bị như điện thoại, tivi, máy tính, micro, đầu karaoke,…
  • Bộ giải mã DAC: Tồn tại trong hệ thống âm thanh cao cấp, giúp chuyển đổi tín hiệu mà bộ khuếch đại không giải mã thành tín hiệu âm thanh tương tự thông qua việc chuyển đổi tín hiệu âm thanh từ nguồn đầu vào sang đọc dữ liệu tệp từ thiết bị.
cap-loa-loa-sub-sieu-tram-jbl-ls120p230
Cặp loa Loa sub – siêu trầm JBL LS120P/230

Ưu và nhược điểm của hệ thống âm thanh nổi

Ưu điểm

  • Chi phí phù hợp: Chi phí để đầu tư một hệ thống stereo sound thường có giá thấp hơn so với các hệ thống âm thanh khác.
  • Thiết lập đơn giản: Hệ thống âm thanh nổi không cần nhiều loa nên việc thiết lập sẽ trở nên dễ dàng vì không cần phải lo lắng khi kết nối nhiều thiết bị.
  • Tùy chỉnh dễ dàng: Vì các thiết bị trong một hệ thống âm thanh nổi khá đơn giản nên người dùng có thể dễ dàng thay đổi hoặc nâng cấp các thiết bị âm thanh.
  • Chất âm chân thực: Công nghệ âm thanh nổi mang đến cho người nghe những trải nghiệm những âm thanh chân thực, rõ ràng như được thưởng thức âm thanh như tại rạp hát.
  • Đáp ứng tốt cho người yêu âm nhạc: Ngày nay, công nghệ âm thanh nổi vẫn là phương pháp tái tạo và truyền tải âm thanh phổ biến trong hầu hết các nhu cầu như nghe nhạc, karaoke, sân khấu,… Vì vậy hệ thống này là sự lựa chọn phù hợp với người đam mê âm nhạc.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống âm thanh nổi cũng có một số nhược điểm như:

  • Không phù hợp với không gian lớn: Vì hạn chế về độ phủ âm nên hệ thống có thể không đáp ứng được khả năng truyền âm trong các không gian lớn như sân khấu, nhà hát, hội trường,…
  • Chất âm không quá cao cấp: Nếu là người yêu cầu quá cao về chất lượng âm thanh cũng như muốn trải nghiệm các hiệu ứng âm nhạc tuyệt hảo thì hệ thống stereo sound sẽ không phù hợp với bạn.
  • Hạn chế trong trải nghiệm âm thanh: Nếu không tích hợp cùng các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh như mixer, vang số thì âm thanh nổi sẽ không mang lại cho bạn các trải nghiệm âm thanh phong phú.

Định hình cách lắp đặt hệ thống âm thanh nổi

Cách bố trí hệ thống âm thanh có tác động lớn đến trải nghiệm của người nghe. Vì vậy, bạn nên hình dung trước cách bố trí loa sao cho phù hợp với không gian. Một không gian đủ rộng để tất cả các loa có thể phát ra luồng âm thanh riêng mà không bị dội lại là rất cần thiết.

Lý tưởng nhất là khi sở hữu một căn phòng hình vuông với ít vật cản nhất giữa loa và người nghe, tuy nhiên với các kiểu không gian khác thì đều có thể linh hoạt sắp xếp sao cho phù hợp.

Hệ thống loa âm thanh nổi
Lắp đặt hệ thống loa âm thanh nổi

Cách lắp đặt hệ thống âm thanh nổi

Lắp đặt hai loa trước trong hệ thống âm thanh nổi

Hai loa trước trái và phải rất quan trọng, quyết định chất lượng hệ thống âm thanh nổi. Bạn nên đặt loa cách đủ xa so với vị trí người nghe. Nếu phòng đặt loa không đối xứng, bạn nên thay đổi không gian, nếu không thể chuyển sang vị trí khác thì có thể khắc phục bằng cách chọn loa có độ trầm và các mức chỉnh âm nhanh.

Lắp đặt loa trung tâm trong hệ thống âm thanh nổi

Vị trí của loa trung tâm cũng quan trọng không kém. Thông thường, loa trung tâm sẽ được đặt trên hoặc dưới màn hình. Bạn có thể thử từng vị trí để chọn ra cách bố trí nào là phù hợp nhất với mình.

Loa trung tâm được đặt dưới màn hình
Loa trung tâm được đặt dưới màn hình

Lắp đặt loa vệ tinh xung quanh trong hệ thống âm thanh nổi

Mặc dù cũng được bố trí xung quanh nhưng loa vệ tinh không phát ra âm thanh tràn ngập mà sẽ có công dụng làm tăng độ sống động cho âm thanh. Vì vậy bạn không nên đặt loa vệ tinh hai bên vị trí ngồi và quay mặt loa vào người nghe.

Lưu ý: Khi kiểm tra chất lượng âm thanh, bạn nên mua một đĩa DVD thử âm thanh  chuyên dụng hoặc sử dụng những đoạn âm thanh liên tục, liền mạch, không nên dùng một đoạn âm thanh ngắn, ngắt quãng như hiệu ứng tiếng nổ mạnh,…

Cách đặt loa bass (âm trầm) trong hệ thống âm thanh nổi

Cách bố trí loa bass khá đơn giản vì hầu như loại loa này có thể đặt ở bất cứ đâu. Một gợi ý cho bạn là có thể để thùng loa bass ở gần chỗ ngồi, như cạnh ghế sofa hay giữa hai ghế tựa, chú ý tránh nơi có nhiều vật cản âm như đồ đạc, thảm,… để không làm ảnh hưởng lớn đến độ lan toả của âm thanh.

loa-bass-reflex-subwoofer-ld-systems-ddq-sub-18
Loa bass-reflex subwoofer LD systems V 215 SUB

Xây dựng hệ thống âm thanh nổi chuyên nghiệp

Khi có nhu cầu xây dựng hệ thống âm thanh nổi, bạn có thể tìm đến Viễn thông Tia Sáng. Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm và có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực âm thanh sẽ mang đến quý khách những giải pháp tổng thể và tối ưu, cùng với dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh gọn nhất. 

Khi sử dụng dịch vụ tại Viễn thông Tia sáng, bạn sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi như sau:

  • Cam kết 100% hàng chính hãng.
  • Miễn phí giao hàng đến 300km và thanh toán bằng nhiều phương thức.
  • Hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn qua tổng đài 091.7522.848 – 091.361.5148 (8:00 – 17:00).

Dự án đã thi công

Tia Sáng đã thi công xây dựng hệ thống âm thanh chuyên nghiệp cho rất nhiều dự án với quy mô khác nhau. Kết quả nghiệm thu vô cùng thành công, nhận được phản hồi tích cực từ phía Nhà trường.

Hy vọng thông qua bài viết bạn có thể hiểu về cách lắp đặt hệ thống âm thanh nổi. Quý khách cần tư vấn xây dựng hệ thống âm thanh nổi chuyên nghiệp hãy liên hệ hotline hoặc website vienthongtiasang để được tư vấn và nhận ưu đãi nhé!

 Thông tin liên hệ:

 Để lại thông tin lên hệ:





    Bài viết liên quan

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0913.615.148Zalo